Hướng dẫn tính toán thiết kế hệ thống thoát nước

Ngày đăng: 20/03/2021

Bước 1: Xác định nhu cầu thoát nước thải

Lưu lượng nước thải tính bằng 80% lưu lượng nước cấp trong ngày dùng nước lớn nhất:

Qth = 80% Qsh

Bước 2: Tính toán dung tích bể tự hoại

bể tự hoại  = 0.75 x Qth +4.75 (m3)

Trong đó:

  • Qth: lưu lượng nước thải trong ngày (m3) (lấy bằng 80% Qngd)

Hoặc có thể tính theo bảng K-2 “Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình” (trang 289)

Hoặc dung tích bể tự hoại được tính bằng công thức:

W = Wn + Wc

Trong đó:

  • Wn – thể tích nước của bể (lấy bằng 80% lượng nước cấp trong một ngày).
  • Wc – thể tích cặn của bể, được tính theo công thức:

Trong đó:

  • a: lượng cặn trung bình của một người thải ra 1 ngày, a = 0,4 l/người ngày.
  • T: thời gian giữa hai lần lấy cặn là 6 tháng, T = 180ngày.
  • W1: độ ẩm cặn tươi vào bể: W1 = 95%.
  • W2: độ ẩm cặn lên men: W2 = 90%.
  • b: Hệ số giảm thể tích khi lên men: b = 0,7.
  • c: Hệ số kể đến lượng cặn hoạt tính: c = 1,2.
  • N: Số người phục vụ.

Bước 3: Tính toán dung tích bể tách dầu mỡ

Tách sơ bộ dầu mỡ khỏi nước thải, tránh tình trạng dính bám các cặn bẩn dính dầu mỡ để các loại trừ tắc, trít đường ống và thiết bị.

Thể tích bể:

W= Q x t (m3)

Trong đó:

  • W: thể tích bể tách mỡ m3
  • Q: lưu lượng trung bình m3/h
  • t: thời gian lưu nước 20 phút -60 phút

Chọn chiều cao bể là H (m)

Chiều cao xây dựng : Hxd= H+ Hbv=H+(0,3-0,5m)

Diện tích hữu ích của bể là: F = W/M  (m2)

Từ diện tích hữu ích ta chọn ra chiều dài và chiều rộng của bể.

Bước 4: Tính toán chọn bơm thoát nước

Tính toán bơm thoát nước bể tự hoại

  • Lưu lượng bơm thoát nước thải phải đủ để đảm bảo thoát nước trong giờ dùng nước lớn nhất. Lưu lượng thoát nước được tính theo công thức: qth = qc + qdc  (l/s)
    Trong đó:
    • qc: Lưu lượng tính toán cấp nước của toàn bộ xí, tiểu (đổ vào bể tự hoại) (l/s) xác định theo tiêu chuẩn  TCVN 4513:1988.
    • qdc: Lưu lượng dụng cụ vệ sinh có lưu lượng lớn nhất lấy theo bảng 1 của TCVN 4474 :1987
    • qmax: lưu lượng nước thải cho phép cho 1 ống đứng. Lấy theo bảng 8 TCVN 4474 : 1987
  • Cột áp của bơm nước thải được tính theo công thức: Hb ≥ hhh + htt + hdp
    Trong đó:
    • hhh: độ chênh hình học giữa mực nước cao nhất trong hố ga hoặc cống thoát nước ngoài nhà với cao độ mực nước thấp nhất ngăn đặt máy bơm nước thải
    • htt: tổn thất áp lực (cục bộ, chiều dài) trên đường ống đẩy của bơm
    • hb: Tổn thất áp lực qua máy bơm (hb = 2m)
    • hdp: áp lực dự phòng cho máy bơm (hdp = 2m)

Tính toán bơm thoát nước tầng hầm

  • Trường hợp tầng hầm có dốc lên, xuống xe lộ thiên, tính toán lưu lượng bơm phải đảm bảo thoát toàn bộ nước mưa cho dốc đó.
  • Tính toán lưu lượng thoát nước mưa
  • Cột áp bơm mước mưa tính toán tương tự cột áp bơm nước thải cho bể tự hoại.

Bước 5: Tính toán thủy lực cho mạng lưới thoát (tính toán chọn đường ống thoát)

Lưu lượng nước thải trong đoạn ống tính toán được tính theo công thức:

qth = qc + qdc  (l/s)

Trong đó:

  • qth: lưu lượng nước thải sinh hoạt trong đoạn ống
  • qc: Lưu lượng tính toán cấp nước bên trong nhà (l/s) xác định theo tiêu chuẩn  TCVN 4513:1988.
  • qdc: Lưu lượng dụng cụ vệ sinh có lưu lượng lớn nhất lấy theo bảng 1 của TCVN 4474 :1987
  • qmax: lưu lượng nước thải cho phép cho 1 ống đứng. Lấy theo bảng 8 TCVN 4474 : 1987

* Lưu ý: Khi chiều dài ống nhánh l >4.6 m, đường kính ống thông hơi > 32mm, > 1/2 đường kính của ống dẫn mà ống thông hơi nối tới. Đối với nhà > 10 tầng, ống thông hơi chung cho 1 nhóm ống đứng thoát nước phải có đường kính lớn hơn hay bằng đường kính của ống đứng có đường kính lớn nhất. Trong trường hợp ống đứng TN và TP đã chọn lên 1 cấp thì ống thông hơi TH vẫn giữ nguyên đường kính.

Đường kính ống thoát nước ngang (nối chân các ống đứng) có h/d < h/d cho phép.

Tính toán đường ống đứng thoát nước rửa

Đường ống thoát nước nằm ngang

Đường kính ống thoát nước xí, tiểu

Đường kính ống nằm ngang thoát xí, tiểu

Bước 6: Tính toán hệ thống thoát nước mưa

  • Tính toán lưu lượng thoát nước mưa trên mái được tính theo công thức:
                             Q = K.F.q5/10000 (l/s)
    Trong đó:F = Fmái + 0.3 Ftường
    Với

     

    • F: diện tích thu nước (m2)
    • Fmái: diện tích hình chiếu của mái
    • Ftường: Diện tích tường đứng tiếp xúc với mái hoặc cao trên mái (m2)
    • K: hệ số lấy bằng 2
    • Q5: Cường độ l/s.ha tính cho địa phương có thời gian mưa 5 phút và chu kỳ vượt quá cường độ tính toán bằng 1 năm (p=1) tra trong phụ lục TCVN 4474 : 1987
  • Tính toán số lượng ống đứng thu nước mưa cần thiết xác định theo công thức:
                             nôđ  ≥ Q/qôđ
    Trong đó:

     

    • Q: Lưu lượng tính toán nước mưa trên mái (l/s)
    • qôđ: Lưu lượng tính toán của 1 ống đứng thu nước mưa lấy theo bảng 9 TCVN 4474 : 1987
  • Tính toán chọn đường kính ống thoát nước ngang (nối chân các ống đứng) với độ đầy ≤ 0.8

TIN TỨC LIÊN QUAN

ĐỐI TÁC

Liên hệ qua Zalo